Tất tần tật những điều cần biết về cây cà độc dược

Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cây cà độc dược cũng như các tác dụng dược lý của nó. Từ đó , hiểu được cách nhận biết và cách sử dụng loại cây này.

Cây cà độc dược là cây gì?

Cây cà độc dược có tên khoa học là Datura metel L., Họ Cà – Solanaceae hay cây cà độc dược có tên khác là Mạn đà la.

Cây cà độc dược

Cây cà độc dược

Đặc điểm thực vật, phân bố của cây cà độc dược: Cà độc dược có 2 loại; một loại hoa trắng, thân xanh, cành xanh; một loại hoa đốm tím, cành và thân tím. Cây Cà độc dược đều là loại cây nhỏ, mọc hàng năm, cao từ 1 – 2m. Toàn thân gần như nhẵn, có nhiều chấm nhỏ. Cành và các bộ phận non có nhiều lông tơ ngắn. Lá đơn, mọc cách nhưng ở gần đầu cành trông như mọc đối hay mọc vòng. Phiến lá hình trứng, ngọn lá nhọn, phía đáy lá hơi hẹp lại. Hoa đơn, mọc ở kẽ lá, khi hoa héo một phần còn lại trở thành quả, giống hình cái mâm. Loại hoa tím có quả hình cầu, có gai, khi chín có màu nâu nhạt. Cây mọc hoang và được trồng khắp nơi ở nước ta, như Phú Thọ, Vĩnh Yên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh…

Bộ phận dùng, chế biến của cây cà độc dược: Hoa và lá cây cà độc dược phơi hay sấy khô. Hái lá khi cây sắp ra hoa.

Các loại cà độc dược

Cây cà độc dược cảnh

Cây cà độc dược cảnh

Cà độc dược cảnh có tên khoa học Brugmansia suaveolens. Theo “Từ điển cây thuốc Việt Nam”của giáo sư Võ Văn Chi, đây là cây nhỡ khỏe, cành lá thường thòng xuống. Lá của loài mọc so le, phiến có dạng như lá thuốc lá. Hoa của loài mọc thòng xuống, to, đơn độc hay xếp thành từng đôi, có màu trắng, dài 25-30 cm.

Cây có nguồn gốc ở Mexico và Peru và được trồng làm cảnh phổ biến ở nhiều vùng miền Việt Nam. Một số địa phương gọi cây này là hoa loa kèn. Theo các chuyên gia, cây có độc tố gây ảo giác, mất trí nhớ hoặc mất tri giác tạm thời.

Cà độc dược lùn

Cây cà độc dược lùn

Cây cà độc dược lùn

Cây có tên khoa học là Datura Stramonium L., là cây thảo, sống hàng năm, cao 0,3 đến 1 m. Lá mềm, nhẵn, chia thùy sâu với mép răng cưa không đều. Hoa có lá đài màu lục hoặc hơi tím, tràng hoa màu trắng, đầu các cánh hoa có mũi nhọn, dài. Quả hình trứng, mọc thẳng, có nhiều gai cứng, khi chín nứt thành 4 mảnh đều nhau. Hạt hình thận, màu đen nâu.

Cà độc dược lùn được nhập trồng làm thuốc. Các bộ phận của cây đều chứa alcaloid, chủ yếu là hyoscyamin, atropin và hyoscin, axit chlorogenic, tinh dầu, saponin, tanin. Cây có vị cay, đắng, tính ấm, có độc, gây tê, chống đau, làm dịu thần kinh, trừ đàm, khử phong thấp, được dùng như cà độc dược.

Cà độc dược có tác dụng gì

Công dụng, chủ trị cây cà độc dược: Cây cà độc dược vị cay, tính ôn, có độc. Tác dụng khử phong thấp, chữa hen suyễn. Được dùng để chữa ho, hen, chống co thắt trong bệnh dạ dày và ruột, cắt cơn đau, say sóng hoặc nôn khi đi tàu xe. Dùng ngoài, đắp mụn nhọt để giảm đau nhức.

Liều dùng: Dùng dưới dạng bột lá hay bột hoa hoặc dùng lá hay hoa phơi khô, thái nhỏ quấn điếu hút như thuốc lá. Liều dùng 1 – 1,5g/ngày. Dạng rượu Cà độc dược tỷ lệ 1/10; 0,5 –  3,0g ngày cho người lớn; 0,1g/5 giọt cho trẻ em, 2 –  3 lần/ngày.

Chú ý:

Không dùng cho người có thể lực yếu.

Toàn cây có độc, khi dùng thấy có triệu chứng ngộ độc, phải dừng ngay. Nếu bị ngộ độc biểu hiện giãn đồng tử, làm mờ mắt, tim đập nhanh, giãn phế quản, khô môi họng, đến mức không nuốt được. Chất độc tác dụng vào hệ thần kinh, gây chóng mặt, ảo giác và mê sảng, sau đó hôn mê, tê liệt và chết.

Cà độc dược chữa viêm xoang

Hiện cách chữa viêm xoang bằng cà độc dược đang được mọi người truyền tai nhau như sau:

Bước 1: Các bạn mua về lá cà độc dược khô.

Bước 2: Lấy 1 lon sữa bột rỗng đem đục 1 lỗ ngay nắp to khoảng bằng ngón tay cái.

Bước 3: Lấy 1 ít lá cà độc dược cắt nhỏ rồi bỏ vào lon sữa, đậy kín nắp.

Bước 4: Bắc hộp sữa lên bếp, để lửa nhỏ. Chờ cho đến khi khói bay ra.

Bước 5: Lấy một mảnh giấy lớn đem cuộn hình phễu để hứng khói vào mũi. Hít bằng mũi và thở ra miệng trong khoảng từ 3 đến 6 phút tùy sức mỗi người. Khói sẽ bay vào những hốc xoang và làm nhiệm vụ diệt khuẩn.

Cà độc dược khô chữa viêm xoang

Cà độc dược khô chữa viêm xoang

Mỗi ngày thực hiện 2 lần, mỗi lần từ 3 đến 6 phút là đủ. Có gắng thực hiện đều đặn và thường xuyên trong một tháng là bạn đã có thể trị dứt điểm bệnh viêm xoang.

Tuy nhiên, khi sử dụng cà độc dược phải hết sức cẩn trọng, đặc biệt không dùng được cho những người thể lực yếu, có bệnh về đường tim mạch.

Chữa bệnh đau nhức xương khớp

Ngoài khả năng chữa trị căn bệnh viêm xoang thì cây cà độc dược cũng có một công dụng rất tốt khác đó là làm thuốc xoa bóp để chữa các bệnh liên quan đến xương khớp như thoát vị đĩa đệm, đau lưng, gai đốt sống,…

Nguyên liệu: 300mg cây cà độc dược ( bào gồm cả lá,hoa,rễ,cành), 1lít rượu trắng

Cách làm: Đem rửa thật sạch cây cà độc dược sau đó để ráo nước, tiếp theo đó chúng ta cắt nhỏ cây ra và đem đi sao vàng hoặc phơi khô ( làm như vậy để khi ngâm rượu thì cây cà độc dược không bị mùn). Sau đó tì người bệnh ngâm cùng rượu trong khoảng thời gian 2 tuần thì có thể đem ra sử dụng xoa bóp các vị trí xương khớp bị đau nhức. Xoa thường xuyên bạn sẽ cảm thấy những cơn đau nhức giảm đi một cách rõ rệt.

Chữa bệnh đau thần kinh tọa

Sử dụng cây cà độc để chữa bệnh đau thần kinh tọa cũng là một bài thuốc vô cùng tốt và hiệu quả.

Nguyên liệu: Khoảng 4 lá cây cà độc

Các làm: Đem lá cây cà độc rửa sạch và để ráo nước, sau đấy chúng đem lá cà độc tươi hơ nóng trên bếp đến khi lá mềm ra và hơi quăn lại thì lấy để đắp vào vị trí đau thần kinh tọa, nếu lá hết nóng thì ta có thể sử dụng một lá khác đã được hơ nóng và tiếp tục đắp vào vị trí đấy.

Mỗi ngày bạn nên đắp một lần và thực hiện trong khoảng 1 tuần bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả mà nó đem lại

Cà độc dược mua ở đâu

Cà độc dược hiện nay được trồng làm dược liệu và có bán cây cà độc dược ở các hiệu thuốc đông y. Bạn có thể mua lá cà đậu dược ở đây hoặc các công ty chuyên phân phối dược liệu.

Cách giải độc cây cà độc dược

Giải độc và điều trị: Đây là tình trạng ngộ độc Atropin. Khi ngộ độc đường tiêu hóa phải nhanh chóng loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể: Gây nôn, rửa dạ dày bằng nước chè đặc (đối với người lớn). Ủ ấm, giữ yên tĩnh cho người bệnh. Có thể dùng thuốc an thần nếu vật vã, kết hợp trợ sức nếu có biểu hiện bơ phờ, mệt mỏi. Theo dõi mạch, huyết áp thường xuyên. Trường hợp ngộ độc nặng phải chuyển cấp cứu kịp thời.

Y học cổ truyền dùng bài thuốc sau để điều trị ngộ độc Cà độc dược ở mức độ nhẹ, bệnh nhân còn tỉnh táo hoặc sau cấp cứu bệnh nhân đã qua cơn nguy hiểm: Vỏ đậu xanh 400g, Kim ngân hoa 200g, Liên kiều 100g, Cam thảo 10g. Sắc với 3 bát nước, lấy 1 bát: uống dần từng ngụm làm nhiều lần cho đến lúc hết triệu chứng ngộ độc.

Cà độc dược có rất nhiều tác dụng về dược lý tuy nhiên cần phải dùng đúng cách nếu không cũng sẽ rất nguy hiểm. Khi cần sử dụng tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ bạn nhé!

Bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*