Mụn cóc mọc ở ngón tay là một trong những tình trạng nhiễm trùng da do virus HPV gây nên. Tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng mụn cóc thường gây mất thẩm mỹ. Mụn cóc ở tay càng để lâu rễ của chúng càng ăn sâu vào da khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Để hạn chế tình trạng lây lan bệnh nhân có thể tham khảo các cách trị mụn cóc ở tay dưới đây.
Nguyên nhân gây mọc mụn cóc ở tay
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hình thành mụn cóc ở tay là do một loại virus mang tên HPV gây ra. Virus xâm nhập vào cơ thông qua các vết nứt hay vết thương hở trên da. Chúng có thể truyền nhanh khi tiếp xúc trực tiếp với hạt mụn hoặc gián tiếp thông qua vật dụng cá nhân. Mụn cóc có thể xuất hiện và phát triển tại các đầu ngón tay, quanh móng hoặc trên mu bàn tay.
Việc sử dụng phòng tắm hoặc hồ bơi công cộng cũng là nguyên nhân gây mọc mụn cóc ở tay. Virus HPV thường xuất hiện ở những môi trường ấm áp và ẩm ướt. Thông thường mụn cóc sẽ mất khoảng vài tháng sau tiếp xúc để phát triển kích thước trên da. Do vậy, hầu như không ai phát hiện cơ thể mình đang mọc mụn cóc cho tới khi chúng lớn dần. Mụn cóc còn hình thành do một số yếu tố khác như:
- Quan hệ tình dục không lành mạnh hoặc không có biện pháp bảo vệ an toàn
- Lây nhiễm virus HPV từ mẹ sang con
- Suy giảm hệ miễn dịch
- Vệ sinh tay chân kém
Đối tượng dễ mọc mụn cóc ở tay
Mụn cóc mọc ở tay dù không gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe nhưng khiến người bệnh cảm thấy tự ti. Mụn cóc hoàn toàn có thể xuất hiện và phát triển tại bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên việc mọc mụn cóc ở tay thường hay xảy ra đối với những trường hợp sau.
- Người hay có thói quen cắn móng tay
- Chị em phụ nữ thường xuyên cắt tỉa móng tay hoặc làm nail gây trầy xước da tay. Đặc biệt là khi sử dụng chung dụng cụ làm móng ở tiệm có nguy cơ làm lây nhiễm bệnh.
- Trẻ em hiếu động, nghịch ngợm làm trầy xước da và giữ vệ sinh kém làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
- Người có hệ miễn dịch yếu
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, khoảng từ 2-3 tháng mụn cóc sẽ xuất hiện trên tay hoặc các bộ phận khác. Chúng biểu hiện trên tay dưới dạng những nốt sần màu vàng đục hoặc có màu da đỏ. Thời gian đầu mới nhú, mụn có kích thước khá nhỏ. Tuy nhiên đến một thời điểm nhất định, những nốt mụn lớn dần đạt kích thước từ 2mm đến 2cm.
Tổn thương của mụn cóc ở ngón tay có bề mặt dẹt hoặc hình bán cầu. Bề mặt nốt mụn cóc còn có các vết nứt gây khó khăn trong sinh hoạt và gây mất thẩm mỹ. Khi kích thước tăng dần, rễ mụn càng ăn sâu vào da gây đau nhức và khó chịu. Tùy thuộc vào mức độ và kích thước mà mụn cóc ở tay gây nên những tổn thương khác nhau.
Cách điều trị mụn cóc theo phương pháp dân gian
Theo nghiên cứu của một số chuyên gia, mụn cóc ở tay hoàn toàn có thể tự biến mất. Tuy nhiên sự phát triển về kích thước của mụn sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau nhức và khó chịu. Do đó tốt nhất bệnh nhân cần loại bỏ mụn cóc trước khi chúng mọc lớn hơn.
Sử dụng nha đam
Nha đam là một loại dược liệu vô cùng tuyệt vời có thể giúp bạn loại bỏ các nốt mụn cóc ở tay. Bởi trong tinh chất gel nha đam có chứa tới hơn 20 loại axit amin, enzyme, vitamin và khoáng tố. Nha đam có khả năng làm tiêu sưng, thanh lọc vi khuẩn và chữa tổn thương da rất tốt. Nếu kiên trì sử dụng bệnh nhân sẽ sớm loại bỏ nốt mụn cóc và không để lại sẹo.
Cách thực hiện tương đối đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch nha đam bằng nước sạch và nước muối loãng. Sau đó dùng dao tách bỏ vỏ lá, sử dụng phần gel thoa lên những nốt mụn cần điều trị. Sau từ 10-15 phút bệnh nhân rửa sạch vùng da dưới nước và chà nhẹ trên bề mặt mụn.
Sử dụng dấm táo
Ưu điểm nổi trội của dấm táo là rất giàu axit axetic với công dụng tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Kèm theo đó là vitamin C, vitamin A, kẽm,… giúp giảm sưng viêm hiệu quả. Tuy nhiên với những người có da nhạy cảm tốt nhất nên thử dấm táo trước trên 1 vùng da nhỏ. Điều đó nhằm phòng ngừa tình trạng ngứa rát xảy ra trên da bệnh nhân.
Trước tiên người bệnh nên dùng nước muối sinh lý sát trùng vị trí mụn cóc ở tay. Tiếp theo lấy miếng bông thấm nước dấm táo đắp cố định lên mụn cóc và dùng băng cố định lại. Sau khoảng 60 phút bệnh nhân gỡ băng và rửa sạch da tay.
Sử dụng quả sung
Trong Đông Y quả sung được ghi nhận là có khả năng giải độc, kháng virus và giúp làm xẹp mụn cóc. Bởi trong quả sung có chứa nhiều chất chống oxy hóa kèm theo chống nhiễm trùng và sưng ngứa. Vitamin có trong loại quả này cùng một số hoạt chất hóa sinh hỗ trợ chữa lành tổn thương rất tốt. Chúng giúp khôi phục lại bề mặt biểu bì và hạn chế tình trạng thâm da.
Bệnh nhân sử dụng từ 1-2 quả sung bổ đôi, chà trực tiếp lên vị trí mụn cóc. Sau khi xoa đều trên da khoảng 5 phút bạn tiếp tục thay miếng sung khác. Người bệnh để nhựa sung tự khô trong vòng 15 phút rồi dùng khăn ẩm lau sạch.
Nếu không được điều trị kịp thời mụn cóc ở tay sẽ lây lan nhanh và khó xử lý tận gốc. Những các phương pháp dân gian trên không phù hợp với tất cả mọi đối tượng. Nếu nốt mụn có dấu hiệu chuyển biến xấu tốt nhất bạn nên thăm khám để có biện pháp xử lý tốt nhất.
Tham khảo thêm: https://24hkhoedep.com/diem-danh-top-3-cach-tri-mun-coc-bang-toi-sieu-hieu-qua/