Bài thuốc từ chùm ngây, gộp với chuthapdo

Cây chùm ngây ngâm rượu có tác dụng gì?

Cây chùm ngây ngâm rượu là một loại rượu được nhiều quý ông ưa chuộng. Rượu chùm ngây giúp đẩy lùi những căn bệnh như: Yếu sinh lý, trị u xơ tuyến tiền liệt,….

ruou-ngam-re-cu-chum-ngay-3

Cây chùm ngây ngâm rượu có tác dụng gì?

Rễ chùm ngây ngâm rượu có tác dụng gì?. Trong y học rễ và củ cây chùm ngây thường được sử dụng làm thuốc liệu rễ cây chùm ngây có chữa được bệnh? Tài liệu được lấy từ một số lương y uy tín

  • Trị u xơ tiền liệt tuyến
  • Tăng cường sinh lực phái mạnh
  • Trị chứng tăng cholesterol trong máu, chứng tăng lipid máu, tăng triglycerid, hoặc làm giảm acid uric, ngăn ngừa sỏi oxalate
  • Tăng cường sức đề kháng
  • Tăng cường sức khỏe
  • Phòng ngừa loãng xương

Cây chùm ngây ngâm rượu thực hiện như thế nào?

Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc 2 cách ngâm rượu rễ cây chùm ngây chính đó là cách ngâm tươi và cách ngâm khô

Cách làm rượu ngâm rễ chùm ngây tươi

B1: Củ rễ chùm ngây rửa sạch

B2: Xếp vào bình thủy tinh ngâm rượu

B3: Theo tỉ lệ 1kg rễ củ chùm ngây ngâm với 8-9 lít rượu

B4: Đậy kín nắp ngâm trong thời gian 3-4 tháng đem ra sử dụng

Lưu ý: Các bạn muốn rượu nhanh ngấm có thể thái rễ củ chùm ngây thành nhiều lát mỏng tuy nhiên nếu để nguyên củ để ngâm sẽ đẹp hơn thái lát.

Cách ngâm rượu củ chùm ngây khô

Đối với cách này mùi rượu sẽ thơm hơn so với ngâm tươi tuy nhiên cách làm rất cầu kì mất nhiều thời gian hơn

  1. B1: Củ rễ chùm ngây rửa sạch
  2. B2: Dùng dao thái củ chùm ngây thành nhiều lát mỏng có độ dày 0,5cm
  3. B3: Đem đi phơi khô khoảng 5-7 nắng
  4. B4: Chuẩn bị chảo cho chùm ngây khô vào sao vàng với lửa đảo đều tay khoảng 7-10 phút ( Có thể bỏ qua cách này cũng được ) mục đích sao vàng là để tạo mùi thơm cho rượu khi ngâm
  5. B5: Cho vào bình ngâm rượu theo tỉ lệ 1kg chùm ngây đã phơi khô ngâm với ~25 lít rượu
  6. B6: Đậy kín nắp ngâm trong khoảng 3 tháng đem ra sử dụng

dung-cu-cay-chum-ngay-dieu-tri-u-so-tuyen-tien-liet

Cách ngâm rượu hạt chùm ngây

Quả chùm ngây hay còn gọi là hạt chùm ngây ngâm rượu đều được cách ngâm rất đơn giản 1kg hạt ngâm với 15 lít rượu

Một số lưu ý khi bạn ngâm rượu chùm ngây

Dùng cây chùm ngây ngâm rượu không khó nhưng nếu mắc phải một vài sai sót nho nhỏ, bạn vẫn có thể phá nát bình rượu. Vì vậy, hãy để tâm đên một vài chú ý dưới đây:

– Cây chùm ngây ngâm rượu sẽ cho hiệu quả cao nhất khi được ngâm trong bình sứ chuyên dụng, bình thủy tinh tuy đẹp nhưng lại kém hiệu quả hơn. Điều này đã được chứng minh qua thực tiễn từ hàng ngàn đời nay.

– Rượu ngâm xong phải để tại nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Sau mỗi lần lấy ra dùng cần đậy kín nắp bình, tránh cho sinh vật lạ xâm nhập và phá hư chất lượng của rượu.

– Có thể hạ thổ để nâng cao chất lượng của rượu

– Rượu dùng để ngâm chùm ngây phải là loại rượu chuẩn, được nấu thủ công, không chứa chất độc hại, không bị pha tạp, nồng độ dao động từ 40 đến 45 độ.

Nên dùng rượu chuẩn để ngâm thuốc

 

– Khi ngâm củ rễ với rượu cần thái lát bằng nhau để thuốc ra đều

– Thời gian ngâm tối thiểu là 3 tháng, dùng quá sớm rượu sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn.

– Có thể dùng lại bã cây để ngâm tiếp lượt 2, lượt 3 nhưng tác dụng sẽ không thể sánh bằng lần ngâm đầu tiên, không nên ngâm chung bã củ với chùm ngây mới để tránh ảnh hưởng tới chất lượng rượu.

– Không nên lạm dụng cây chùm ngây ngâm rượu, mỗi ngày bạn chỉ nên dùng sản phẩm 1 – 2 lần, mỗi lần 20 – 50ml (khoảng 1 chén con), da dẻ sẽ hồng hào, khí huyết, can thận được bồi bổ. Dùng rượu quá nhiều có thể gây hậu quả ngược.

– Không nên sử dụng rượu thuốc nếu bạn bị loét dạ dày, xơ gan… nếu không bệnh tình sẽ ngày càng nặng và không thể cứu vãn.

– Trong trường hợp không uống được rượu, bạn có thể chưng cách thủy rượu thuốc rồi pha với mật ong. Lúc này rượu dễ uống mà vẫn phát huy được tác dụng vốn có.

– Không dùng rượu cho trẻ em dưới 18 tuổi, để xa tầm tay trẻ em.

– Rượu thuốc chỉ là sản phẩm bồi bổ sức khỏe, không có khả năng thay thế thuốc chữa bệnh. Vì vậy, khi bị bệnh bạn nên tìm đến cơ sở y tế uy tín, khám và điều trị theo liệu trình chuẩn từ bác sĩ.

Xem thêm: Mẹ bầu sau khi sinh có ăn được rau chùm ngây không?

Xem thêm: Lạ miệng với món chùm ngây nấu tôm