Kỹ thuật trồng

Hướng dẫn một số cách chọn chậu để trồng cây

Thị trường cây cảnh ngày càng đa dạng không chỉ về cây trồng mà còn về chậu trồng cây nữa. Để tiết kiệm chi phí hoặc muốn trồng cây theo sở thích mà nhiều bạn muốn lựa chọn cây trồng và chậu theo sở thích của bản thân. Việc chọn một chiếc chậu ưng ý mà phù hợp với cây trồng thường mất khá nhiều thời gian của các bạn. Hôm nay mình sẽ chia sẻ đến bạn những kinh nghiệm chọn chậu trồng cây đẹp.

Chọn chất liệu chậu

Cho dù là chọn chậu trồng loại nào đi chăng nữa bạn cũng cần phải quan tâm đến độ thoát nước. Đảm bảo chậu trồng cung cấp đủ lỗ thoáng khí hỗ trợ cho quá trình thoát nước. Một số chất liệu chậu phổ biến trên thị trường:

Đất nung

Chậu đất nung được biết đến như một loại chậu trồng cây khá phổ biến đặc biệt là khi trồng sen đá. Người dùng có xu hướng chọn mua chậu với kích thước nhỏ, vì thông thường kích cỡ lớn sẽ khá đắt và nặng hơn. Loại chậu này có khả năng thấm và thoát hơi nước cao, là sự lựa chọn lí tưởng cho cây xanh trong nhà và các cây như hương thảo, húng quế. Đất nung tráng men có tính thẩm mỹ không cao vì chậu sẽ bị bám bẩn hoặc nứt qua quá trình sử dụng.

chau-dat-nung-trong-cay
chậu đất nung trồng cây

Chậu nhựa

Nhựa được biết đến với độ bền, nhẹ và giá cả phải chăng. Thông thường, chọn màu sắc tươi sáng sẽ mang lại sức sống cho cây, hoặc màu truyền thống của đất nung cũng là một ý kiến không tồi. Nếu bạn đang tìm kiếm nguyên liệu cho cây xanh ngoài trời, tránh chọn màu đen vì gam màu tối sẽ gây hại cho sự phát triển của rễ. Cân nhắc các hộp nhựa thay thế, như thùng, thùng hoặc xô.

Trên thị trường hiện nay có 2 loại chậu nhựa ABS và nhựa Composite, đây là 2 dòng chậu nhựa cao cấp. Loại chậu này có độ bóng cao, màu đẹp, không phai màu, chịu nhiệt tốt và thiết kế thông minh, thích hợp trồng các loại cây cảnh nội thất, cây cảnh để bàn…

Chậu gỗ:

Chậu gỗ đem lại nét tự nhiên khi kết hợp cùng không gian sống động trong vườn nhà bạn. Gỗ có độ bền và chịu được thời tiết, không bị phá vỡ hay nứt nẻ theo thời gian. Các chậu gỗ sẽ nặng hơn khi được chứa đầy đất, vì vậy, bạn nên sắp xếp chúng vào vị trí trước khi bắt đầu quá trình trồng. Chậu gỗ thường rất thích hợp cho cây xanh ngoài trời.

Gốm sứ:

Ưu điểm của gốm sứ là bền và được thiết kế tinh xảo. Nhưng chậu sứ thường ít được chọn vì nó khá đắt và chậm thoát nước. Hoàn hảo cho mọi loại cây trong nhà.

chau-su-trong-cay
Chậu men sứ trồng cây

Bê tông:

Đi đầu về độ bền, bê tông là sự lựa chọn hoàn hảo cho cây trồng ngoài trời ở những diện tích lớn. Tuy nhiên, chúng khá nặng và có mức giá khá cao.

Thủy tinh:

Loại này thường được sử dụng để trồng các loại cây thủy sinh, tiểu cảnh terrarium. Loại chậu này có giá ở mức trung bình tuy nhiên chúng rất dễ vỡ nếu không cẩn thận.

Nguyên tắc khi chọn chậu trồng cây

Dựa vào màu men

Men chậu được xem như màu nền để làm nổi bật màu của hoa, hoặc màu lá. Tránh dùng chậu có màu men trùng với màu của hoa hay quả.

Ngoài ra tùy thuộc vào ý đồ của người chơi cây mà màu sắc chậu cây cũng sẽ khác nhau, nhưng bạn nên nhớ các nguyên tắc chung khi phối màu đó là: kết hợp màu nóng và lạnh, màu tương phản và màu tương đồng.

Đối với hoa trắng vàng:  Dùng chậu tím, nâu hay màu ngói cho cây có hoa, lá màu tươi sáng.

Đối với hoa đỏ, tím: dùng chậu men trắng, xanh ngọc, vàng.

Đối với hoa đỏ, tím: dùng chậu men trắng, xanh ngọc, vàng.
Đối với hoa đỏ, tím: dùng chậu men trắng, xanh ngọc, vàng.

Dựa vào đường nét của thân cây

Cây thấp thì bạn nên dùng chậu cao, nhất là cây dáng huyền. Và ngược lại, cây cao thì dùng chậu thấp. Đối với cây trồng nghệ thuật, hãy chọn chậu với lượng đất tối thiểu đủ duy trì sự sống của cây. Hạn chế chọn các chậu quá sâu vì chúng vừa đem lại cảm giác nặng nề, vừa giảm tính thẩm mĩ cho cây trồng.

Những cây có dáng chắc khỏe, đường nét trên thân cây gập mạnh, gồ ghề sẽ phù hợp với các kiểu chậu có góc cạnh thẳng, không có bờ cong hay họa tiết. Bạn chỉ cần chọn chậu càng đơn giản thì càng làm nổi bật dáng cây.

Những cây có dáng uyển chuyển, đường nét trên thân cây trơn láng sẽ phù hợp với các kiểu chậu nhiều đường cong để đem lại nét hài hòa với đường cong trên thân cây.

cay-mai-an-phuc-noi-that
Cây thấp thì bạn nên dùng chậu cao. Và ngược lại, cây cao thì dùng chậu thấp

Còn chần chờ gì nữa, bắt tay ngay vào việc chọn cho mình một chậu phù hợp và trồng cây ngay đi nhé! Chúc bạn sẽ có một chậu cây thật đẹp mắt thể hiện được cá tính riêng của bản thân. Vườn cây Việt là một địa chỉ cung cấp khá nhiều loại chậu độc đáo bạn có thể tham khảo thử nhé!