Một trong những bệnh khiến trẻ nhỏ cảm thấy khó chịu không thể bỏ qua đó là viêm mũi dị ứng. Tuy là căn bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ nhỏ về sau.
Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em
Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là tình trạng lớp niêm mạc mũi bị viêm do tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng dị ứng. Cơ thể trẻ nhỏ rất nhạy cảm, sức đề kháng còn yếu, đặc biệt là bé trong độ tuổi dưới 6 tuổi rất dễ mắc bệnh lý này (Chiếm khoảng 75 – 80% tỷ lệ trẻ nhỏ mắc bệnh).
Bệnh gây ra các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi,… khiến cơ thể trẻ khó chịu, quấy khóc, mệt mỏi. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Do đó, cha mẹ không nên chủ quan, cần quan sát kỹ các biểu hiện bất thường của trẻ và kịp thời xử lý ngăn ngừa bệnh diễn tiến nặng.
Tình trạng viêm mũi dị ứng ở bé thường chia làm 2 nhóm:
- Bệnh có tính chu kì: Nghĩa là bệnh xảy ra vào một mùa nhất định trong năm. Thường sẽ xuất hiện vào thời điểm giao mùa, mùa xuân, mùa nóng, mùa hoa nở,…
- Bệnh không có tính chu kì: Có thể xuất hiện vào bất kì thời điểm nào trong năm ngay khi có tiếp xúc với các dị nguyên. Các triệu chứng của bệnh cũng bị tái phát thường xuyên.
Kinh nghiệm chữa viêm mũi dị ứng cho bé tại nhà
Mẹo chữa viêm mũi dị ứng cho trẻ tại nhà sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên để kiểm soát và giảm triệu chứng khó chịu của bệnh. Cách chữa này phù hợp với những trường bệnh nhẹ, giai đoạn đầu và rất an toàn với trẻ nhỏ, không gây tác dụng phụ nguy hiểm.
Các mẹo chữa tại nhà đơn giản các mẹ có thể tham khảo dùng trong điều trị cho con như:
- Nước muối: Đây là cách chữa viêm mũi dị ứng cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả. Mẹ dùng nước muối y tế để vệ sinh và làm sạch dịch nhày ở vùng mũi của trẻ, giúp giảm các triệu chứng viêm, tắc mũi.
- Nước ép tỏi: Tỏi tươi ép lấy nước, trộn với mật ong nhỏ mũi là cách chữa phù hợp với những trường hợp trẻ nhỏ từ 3 – 6 tuổi bị viêm mũi dị ứng.
- Ngải cứu: Mẹ có thể đun nước lá ngải cứu cho bé uống hoặc xông mũi, nấu với các món ăn hàng ngày để giảm triệu chứng khó chịu ở trẻ.
Còn nhiều cách chữa cho trẻ nhỏ sử dụng các nguyên liệu như: lá bạc hà, lá trầu không, gừng,… cũng có thể cho hiệu quả rất tốt. Để quá trình điều trị an toàn và hiệu quả mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
Thuốc trị viêm mũi dị ứng tốt nhất ở trẻ em
Dùng thuốc điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ thường chỉ áp dụng với các trường hợp trẻ trên 3 tuổi và có xuất hiện các triệu chứng cấp tính, nghiêm trọng. Bởi, cơ thể trẻ còn non nớt rất dễ bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc xịt, thuốc xông mũi.
Tùy vào từng tình trạng bệnh, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị như:
- Thuốc kháng histamin: Đây là loại thuốc phổ biến dùng trong điều trị dị ứng, giảm các triệu chứng ngứa mũi, hắt xì, sổ mũi,… Một số loại thuốc phổ biến như: Clorpheniramin, Fexofenadine,…
- Thuốc chống viêm: Thường là các loại thuốc xịt, có tác dụng kháng viêm, ức chế vi khuẩn, giảm viêm ở niêm mạc mũi. Thuốc được chỉ định dùng trong thời gian ngắn. Thuốc phổ biến gồm: Rhinocort, Flixonase, Pivalone,…
- Thuốc kháng sinh: Được chỉ định sử dụng trong trường hợp viêm nhiễm nặng, có dấu hiệu bội nhiễm, nhiễm trùng. Một số loại thuốc như: Amoxicillin, Cefuroxim,…
Khi sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ, mẹ cần lưu ý tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng, phác đồ và thời gian dùng thuốc.
>>>> Xem thêm thuốc chữa viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc quanh năm TẠI ĐÂY!