Tin tức

5 Cách Trị Viêm Mũi Dị Ứng Tại Nhà Hiệu Quả

5 Cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà dưới đây là những cách trị viêm mũi dị ứng theo nhân gian được rất nhiều người áp dụng và hiệu quả mang lại cũng vô cùng cao.

chua-viem-mui-di-ung

1. Cách dùng cây giao chữa viêm mũi dị ứng

Cây giao là một trong những bài thuốc mang lại hiệu quả tốt nhất trong điều trị viêm mũi dị ứng. Bởi mủ cây của nó sở hữu rất nhiều hoạt chất kháng khuẩn, kháng virus, đào thải dịch nhầy như isoeuphoro, polyphenol, togliane… Trong đông y, nó cũng là loại cây có vị chua, tính mát giúp khử phong, giải độc, tiêu viêm.

Cách sử dụng:

  • Dùng găng tay và kính mắt để bảo vệ da, mắt khi bào chế bài thuốc.
  • Mỗi lần dùng khoảng 15-20 cây giao. Đặt cành giao ngay sát miệng ấm/nồi nước và cắt cây giao thành từ đốt nhỏ dài khoảng 3-4 cm.
  • Sau đó đổ nước sấp mặt cây giao và đun sôi trong khoảng 15-20 phút.
  • Lấy một tấm lịch hoặc tờ giấy cứng dài khoảng 50cm, cuộn thành hình ống nhòm. Đầu nhỏ đặt vào mũi và đầu to đặt ở miếng ấm/nồi nước.
  • Xông mũi trong khoảng 10-15 phút.
  • Mỗi ngày thực hiện 2 lần. Lần thứ 2 chỉ cần đổ thêm nước vào trong ấm, không cần thay cây giao mới.

Lưu ý: 

  • Mủ cây giao chứa diterpenoid gây bỏng da và tổn thương mắt khi tiếp xúc trực tiếp nên cần mặc đồ bảo hộ khi cắt cây giao.
  • Không sử dụng quá nhiều cây giao trong một lần xông vì có thể gây nôn mửa.
  • Không sử dụng cây giao cho trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người đang sử dụng thuốc chống co giật, thuốc ho, thuốc hormon thay thế, thuốc tránh thai…

2. Cách trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi theo dân gian

Sở dĩ tỏi có thể chữa viêm mũi dị ứng bởi nó sở hữu allin. Đây là hoạt chất có thể chuyển hóa thành allicin dưới tác động nghiền/xay/giã/nát. Allicin có dược tính rất mạnh, kháng được nhiều loại vi khuẩn đường hô hấp, giúp điều hòa miễn dịch và tăng cường lưu thông khí huyết. Do đó, nó làm giảm nhanh các triệu chứng tắc nghẹt mũi do viêm mũi dị ứng gây ra.

Cách sử dụng:

  • Nghiền nát tỏi cùng một ít nước lọc, lọc qua rây để lấy được nước cốt.
  • Pha nước cốt tỏi với mật ong theo tỷ lệ 1:1.
  • Thoa hỗn hợp vào trong niêm mạc mũi và để khoảng 15 – 20 phút.
  • Sau đó người bệnh có thể rửa mũi lại với nước muối sinh lý.

Lưu ý: 

  • Dây thần kinh số 5 có thể bị kích ứng nên xảy ra tình trạng đau rát nhẹ khi thoa dung dịch. Triệu chứng này sẽ giảm nhanh trong một vài phút nên người bệnh không cần lo lắng.
  • Không áp dụng phương pháp này với trẻ nhỏ, người có da mỏng dễ bị kích ứng.

cach-tri-viem-mui-di-ung-bang-toi

3. Chữa viêm mũi dị ứng bằng cây ngũ sắc

Rất nhiều người bệnh dùng cây ngũ sắc chữa viêm mũi dị ứng và đạt được hiệu quả tốt. Tinh dầu của hoa ngũ sắc có chứa các hoạt chất giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng và chống dị ứng. Y học hiện đại cũng nhiều lần ứng dụng cây ngũ sắc để điều chế thuốc nhỏ mũi như Agerhinin (Viện dược liệu), thuốc nhỏ mũi Flanos.

Cách sử dụng:

  • Lấy khoảng 10 – 15 cây ngũ sắc tươi, bỏ rễ, dùng toàn thân và hoa.
  • Sau khi rửa sạch, phơi ráo thì cắt thành từng đốt nhỏ và xay nhuyễn.
  • Chắt lấy dung dịch hoa ngũ sắc để thoa vào niêm mạc mũi, để trong khoảng 15 phút và rửa sạch lại mũi.

Lưu ý: 

  • Cây ngũ sắc được dùng là loại cây có hoa màu tím, cao khoảng 30-50cm.
  • Khi sử dụng dung dịch hoa ngũ sắc có thể xảy ra tình trạng hơi xót mũi do dây thần kinh số 5 bị kích ứng.

4. Chữa viêm mũi dị ứng bằng hạt gấc

Trong y học cổ truyền, hạt gấc là vị thuốc quy Can, Tỳ, có khả năng hoạt huyết, hóa ứ, tiêu sưng. Đối với chứng bệnh do Can hỏa, Tỳ hư như viêm mũi dị ứng, người bệnh có thể dùng hạt gấc để tăng cường lưu thông khí huyết, giúp tạng Tỳ vận hóa tốt trở lại. Từ đó các triệu chứng chảy nhiều dịch gây tắc ứ sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Cách sử dụng:

  • Lấy 20-25 hạt gấc đem rửa sạch, sau đó thì để thật ráo.
  • Cho lên bếp nướng hoặc rang chín, cháy sém ngoài vỏ là được.
  • Xay hoặc đập dập hạt gấc thành vụn nhỏ, đổ vào bình thủy tinh có nắp đậy.
  • Đổ rượu ngập mặt hạt gấp, đậy nắp thật kín và ủ trong khoảng 10 ngày.
  • Mỗi ngày lấy một ít rượu hạt gấc mát xa sống mũi để giúp lưu thông máu, làm thông thoáng xoang và thải hết dịch mũi.

Lưu ý: 

  • Hạt gấc hơi có độc nên cần phải rang chín mới được sử dụng.
  • Rượu hạt gấc chỉ dùng ở ngoài da và không dùng chung với các loại thuốc nhỏ mũi khác.
  • Không ăn hạt gấc vì có thể gây ngộ độc và không dùng bài thuốc này cho trẻ em dưới 9 tuổi.

5. Cách trị viêm mũi dị ứng bằng gừng theo dân gian

Gừng được mệnh danh là một chất kháng sinh từ tự nhiên. Nó có chứa Gingerol là một trong những hợp chất có hoạt tính chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ nhất. Ngoài ra, capsaicin và piperine của gừng cũng có khả năng kháng histamin giúp thông thoáng mũi. Các nghiên cứu của y học hiện đại cũng chứng minh gừng có tác dụng lưu thông khí huyết và là một chất xúc tác giảm đau. Sử dụng gừng là biện pháp chữa viêm mũi dị ứng cho trẻ em rất an toàn.

Cách sử dụng:

  • Gừng thái thành từng lát mỏng hòa cùng với nước sôi và mật ong.
  • Mỗi ngày người bệnh nên uống 2 cốc nước gừng mật ong vào buổi sáng và buổi tối.

Lưu ý:

  • Không dùng mật ong cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi vì trẻ dễ bị ngộ độc do Clostridium botulinum.
  • Có thể thay thế mật ong bằng đường phèn để dùng cho trẻ nhỏ.

>>>> Xem thêm thuốc chữa viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc quanh năm TẠI ĐÂY!