Tin tức

Cây sài đất có tác dụng gì? Tổng quan về cây sài đất

Theo Y học cổ truyền thì cây sài đất được coi là một dược liệu quý và khá quen thuộc với nhiều người. Cây sài đất thường được biết đến với công dụng là chữa viêm da dị ứng. Tuy nhiên, cây sài đất vẫn còn rất nhiều công dụng khác mà rất ít người biết đến. Vậy cây sài đất là cây gì, có đặc điểm như thế nào và còn những công dụng nào để hiểu rõ hơn về những vấn đề này chúng ta cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

cay-sai-dat-la-gi-cung-hinh-anh-va-tac-dung-cua-cay-sai-dat-the-nao

Cây sài đất như thế nào, có đặc điểm gì?

Nhiều người băn khoăn không biết cây sài đất là cây gì, nhận dạng đặc điểm loại cây này ra sao. Cây sài đất còn được gọi là cây Cúc nháp hoặc Húng trám. Đây là loại cây thuộc học Cúc Asteraceae, có tên khoa học là Wedelia chinensis (Osbeck) Merr. Khi nhai dược liệu có mùi vị giống rau húng, vì vậy chúng còn có tên gọi khác là húng trám.

  • Đặc điểm: Là cây thân thảo, mọc bò trên mặt đất, thân có màu xanh và có lá dính sát vào thân và mọc đối nhau. Lá cây sài đất có răng cưa nhỏ, mặt bên trên có lông. Hoa của dược liệu này có thể màu vàng tươi hoặc màu trắng, mọc thành từng chùm. Đây là loại cây mọc hoang, mọc tới đâu rễ tới đó và bám trên mặt đất.
  • Thành phần hóa học: Húng trám trong Đông y là loại thảo dược có vị ngọt, tính mát và hơi chua. Trong cây chữa nhiều thành phần rất tốt cho sức khỏe như: caroten, saponin, silic, tanin, pectin, lignin… Một số hợp chất khác như: wedelolacton, norwedelic acid, dimethyl wedelolacton,… Qua các ng trình nghiên cứu các nhà khoa học tìm thấy nhiều tinh dầu, chất béo và muối vô cơ có trong cây thuốc. Đặc biệt, cây còn chứa một loại hợp chất saponin triterpen hoạt động tương tự chất saponin ro có trong nhân sâm.

Tác dụng của cây sài đất

Theo y học cổ truyền, cây sài đất là một loại cây có vị ngọt, lá có vị chua, tính mát, có tác dụng rất lớn cho việc thanh nhiệt tiêu độc… Sau đây là một vài ng dụng chính của cây được sử dụng phổ biến nhất:

  • Tiêu độc, giải độc gan chữa viêm tấy ngoài da, mụn nhọt, xơ gan, bắp chuối, sưng vú, rôm sảy, chốc đầu, đau mắt.
  • Chữa cảm sốt, uống phòng biến chứng bệnh sởi

Dùng khô: ngày dùng 50g, sắc với 500ml nước, lấy 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Cây sài đất chữa rôm sảy ở trẻ em

Cách sử dụng: Chúng ta có thẻ lấy từ 2- 3 nắm lá cây sài đất vò nát kỹ sau đấy bỏ vào chậu và pha lượng nước vừa đủ tắm cho trẻ. Sau khi tắm xong bằng nước lá Sài đất thì có thể tắm qua lại cho bé bằng nước sạch một lần nữa.

Cha mẹ thường xuyên sử dụng bài thuốc từ cây sài đất tắm cho bé sẽ cải thiện tình trạng rôm sảy ở trẻ cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên mọi người cần tham khảo bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng để tránh bị dị ứng.

Cây sài đất chữa viêm da cơ địa

Để sử dụng bài thuốc từ cây sài đất chữa viêm da cơ địa, mọi người có thể thực hiện theo các cách sau đây:

Bài thuốc thứ 1: Các bạn chuẩn bị nguyên liệu như sau, cây sài đất 30g, cây khúc khắc 10g, bồ ng anh khoảng 20g, kim ngân hoa 15g. Tất cả nguyên liệu các bạn cho vào với nửa lít nước. Đun cho nhỏ lửa khi nào cạn còn lại 1 bát nước là dùng được. Sử dụng trong ngày.

Bài thuốc thứ 2: Các bạn chuẩn bị 30g cây sài đất, cây khúc khắc 10g, cây cam thảo 16g, ké đầu ngựa 12g, kim ngân hoa 15g. Các nguyên liệu cũng cho vào với nửa lít nước và thực hiện giống như bài thuốc thứ 1.

Cây sài đất trị mụn, nhọt

Cây sài đất trị mụn, lở, chàm: Sài đất 30g, kim ngân hoa lá 15g, khúc khắc 10g, ké đầu ngựa 12g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang. Sài đất giã nát, đắp lên mụn lở cũng tốt.

Chữa nhọt: cây sài đất 30g, kim ngân hoa, lá 15g, khúc khắc (thổ phục linh) 10g, bồ ng anh 20g. Sắc uống ngày một thang. Phần bã của thuốc người bệnh có thể sử dụng để đắp lên phần nhọt, làm như vậy sẽ rút ngắn được thời gian điều trị bệnh hơn.

20210624_131212_590425_avtssd-1556850766-8.max-1800x1800

Cây sài đất tắm cho bé

Cách thực hiện: Chuẩn bị 1 nắm lá cây mang đi rửa sạch sau đó vò nhàu rồi đun sôi trong nước để tắm cho trẻ hằng ngày. Như vậy vừa hết rôm sảy vừa sạch da cho bé.

Chữa trị các chứng bệnh khác

Cây sài đất chữa sốt cao: Sài đất 20-50g, rửa sạch lá và để khô. Sau đó, đem giã nát và pha với khoảng 300ml nước uống, bã đắp vào lòng bàn chân. Sử dụng thuốc đến khi nhiệt độ cơ thể của bệnh nhân giảm xuống.

Chữa sốt xuất huyết: Cây sài đất tươi 30g, kim ngân hoa 20g, lá trắc bá (sao đen) 20g, củ sắn dây 20g (có thể dùng lá sắn dây), hoa hòe (sao cháy) 16g, cam thảo đất 16g. Đem hỗn hợp kể trên rửa sạch và để ráo nước, tiếp tục bỏ vào ấm sắc và cho khảng 1 lít nước vào đun còn khoảng 1/5 thì ngừng lại và đem ra sử dụng.  Sắc uống ngày một thang. Nếu sốt cao, khát nhiều, thêm củ tóc tiên (mạch môn) 20g.

Chữa viêm cơ (bắp chuối): cây sài đất tươi 50g, bồ ng anh 20g, kim ngân hoa 20g, cam thảo đất 16g. Sắc lấy nước uống ngày một thang. Kết hợp với sài đất tươi, giã nát, đắp tại chỗ sưng đau.Duy trì đều đặn và kiến trì bạn sẽ cảm nhận được những cải thiện rõ ràng về bệnh.

Chữa viêm tuyến vú: Sài đất 50g, bồ ng anh 20g, kim ngân hoa 20g, thông thảo 20g, cam thảo đất 16g. Cũng tương tự như những cách làm ở trên. Bệnh nhân nên sắc mỗi ngày một thang và nên chia uống thành 3 lần 1 ngày là sáng, trưa và tối để hiệu quả đạt được tốt nhất.

Chữa viêm bàng quang: cây sài đất tươi 30g, bồ ng anh 20g, mã đề 20g, cam thảo đất 16g. Đối với những bệnh nhân mắc phải chứng bệnh này thì mỗi thang thuốc kể trên nên sắc với 1l nước và khi cạn còn 1/4 thì chúng ta có thể tắt bếp và lấy thuốc sử dụng uống mỗi ngày 2 lần sau bữa trưa và bữa tối 30 phút. Nếu kiên trì thực hiện thì hiệu quả nó đem lại sẽ khiến bạn không bao giờ phải thất vọng.

Tổng hợp

Xem thêm:  5 Cách chữa viêm xoang bằng cây cỏ mực hiệu quả cao nhất

Xem thêm: Cây chùm ngây là cây gì và được phân bố ở những đâu?