Con người vẫn luôn khao khát tìm kiếm một loại dược liệu nào đó có thể giúp cho họ có sức khỏe tốt hơn, cải thiện được nhiều vấn đề bệnh tật hơn, bạn và tôi cũng vậy. May mắn thay, những điều khao khát đó giờ đây đã trở thành sự thật, khi mà các nhà khoa học trong và ngoài nước sau nhiều năm nghiên cứu đã tìm thấy được thứ dược liệu quý ấy – cây chùm ngây. Hãy cùng theo chân Chùm ngây dược liệu để tìm hiểu về: Công dụng của cây chùm ngây – khám phá mới giúp bạn có sức khỏe tốt hơn.
Công dụng của cây chùm ngây đối với sức khỏe con người
Qua kết quả nghiên cứu của lương y Nguyễn Công Đức (Đại học Y Dược – 2006) và một số nhà khoa học khác trên thế giới như: Lockett (2000); Fuglie LJ (1999); Jed W. Fahey (2005),…cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) chứa hơn 90 chất dinh dưỡng tổng hợp với một số công dụng chính sau:
Về dinh dưỡng
Lá cây chùm ngây được dùng làm rau ăn, lá non, chồi, cành non và cả cây con được dùng trộn dầu dấm ăn thay rau diếp, làm bột cà – ri, ủ chua làm gia vị, lá già làm trà giải khát…
Ở châu Phi, lá cây chùm ngây còn được dùng để chống suy dinh dưỡng cho trẻ con vì chứa nhiều vitamin và muối khoáng có ích. Ngoài ra, lá cây còn là thức ăn bổ sung cho gia súc.
Xem chi tiết: Khám phá tiềm năng của lá chùm ngây và cách sử dụng lá chùm ngây
Hoa cây chùm ngây có thể dùng để làm rau ăn hoặc phơi khô, hãm làm trà (nhiều nước phương Tây sản xuất trà hoa Chùm ngây bán ra thị trường, cung cấp tốt nguồn muối khoáng calcium và potassium). Hoa cũng là nguồn cung cấp phấn hoa rất tốt cho công nghệ nuôi ong.
Quả non chiên xào ăn có hương vị như măng tây.
Hạt chứa nhiều dầu, lượng dầu chiếm đến 30 – 40% trọng lượng hạt. Công dụng của dầu chùm ngây là dùng để bôi trơn máy móc, đồng hổ hoặc dùng trong công nghệ mỹ phẩm, xà phòng dầu gội. Ngoài ra dầu chùm ngây cũng có thể ăn được.
Các đoạn rễ non được dùng làm rau ăn thay cho rau Cải ngựa (Armoracia rusticana = Cochlearia armoracia, Horseradish), món rau quí của phương Tây.
Về y học
Toàn cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) đều được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh khác nhau.
Lá, hoa và rễ cây chùm ngây có công dụng rất lớn trong y học cộng đồng, chữa trị các khối u. Lá dùng uống để điều trị chứng hạ huyết áp và vò xát vào vùng thái dương để trị chứng nhức đầu. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy rằng: lá Chùm ngây có tính chất như một kháng sinh chống các viêm nhiễm nhỏ.
Vỏ, lá và rễ được dùng tăng cường tiêu hóa. Theo Hartwell, hoa, lá, và rễ còn được dùng trị sưng tấy; còn hạt dùng trị khó tiêu, trướng bụng. Lá còn được dùng để điều trị các vết cắt ở da, vết trầy sướt, sưng tấy, nổi mẩn ngứa hay các dấu hiệu của lão hóa. Dịch chiết từ lá chùm ngây có công dụng duy trì ổn định huyết áp, trị chứng stress, chống nhiễm trùng da. Nó cũng được dùng để cân bằng ổn định lượng đường máu trong trường hợp bị bệnh tiểu đường. Dịch chiết từ lá có pha thêm nước cà rốt là một thức uống lợi tiểu.
Xem thêm: Công dụng của rễ cây chùm ngây và cách làm rễ chùm ngây ngâm rượu
Bột làm từ lá tươi có khả năng cung cấp năng lượng, làm cho năng lượng tăng gấp bội (cần cho người làm việc nặng). Lá cũng được dùng chữa sốt, viêm phế quản, viêm nhiễm mắt và tai, viêm màng cơ, diệt giun sán và làm thuốc tẩy xổ.
Phụ nữ sau khi sinh ăn lá sẽ làm tăng tiết sữa. Ở Philippine, lá được chỉ định dùng chống thiếu máu, do chứa lượng sắt cao.
Hạt cây chùm ngây có công dụng điều trị bệnh viêm dạ dày. Dầu hạt được dùng bôi ngoài để điều trị nấm da. Bột nghiền từ hạt để khử trùng nước sông bị nhiễm khuẩn trong mùa lũ (Tổng số trực trùng Escherichia coli lên tới 1.600 – 18.000 / 100 ml, được xử lý bằng bột hạt chùm ngây trong vài giờ đồng hồ đã giảm xuống còn 1 – 200 / 100 ml).
Rễ có vị đắng, được xem như một loại thuốc bổ cho cơ thể và phổi, điều kinh, long đàm, lợi tiểu nhẹ, nước sắc từ rễ được dùng chữa bệnh phù thủng. Dịch rễ cây dùng ngoài để điều trị chứng mẩn ngứa do dị ứng. Trong rễ và hạt, cũng có chất kháng sinh Pterygospermin.
Vỏ cây chùm ngây có công dụng điều trị chứng thiếu vitamin C, đôi khi dùng trị tiêu chảy.
Trong những năm gần đây, những công trình nghiên cứu được công bố trong các tạp chí “Phytotherapy Rechearch” và “Hort Science” cho thấy các tác dụng khác nhau của các bộ phận cây chùm ngây như; chống hạ đường huyết, giảm sưng tấy, chữa viêm loét dạ dày, điều trị chứng hạ huyết áp an thần và làm êm dịu thần kinh trung ương.
Bài thuốc từ cây chùm ngây
Phương pháp ngừa thai của dân tộc Raglay:
Cứ 5 ngày thì dùng 2 nắm rễ cây chùm ngây còn tươi (150g) rửa sạch băm nhỏ nấu với 2 lít nước còn nửa lít thuốc chia uống 2 lần trong ngày.
Trị tăng cholesterol, tăng lipid máu, tăng triglycerit, làm giảm axxit uric, ngăn ngừa sỏi oxalat:
Mỗi ngày dùng 100g rễ tươi (30g khô) rửa sạch, nấu với 1 lít nước sôi 15 phút. Uống cả ngày.
Giúp ổn định huyết áp và đường huyết, bảo vệ gan, trị suy nhược:
Mỗi ngày dùng 150 g lá Chùm ngây non rửa sạch, giã nát, thêm 300 ml nước sạch, vắt lấy nước cốt (hoặc dùng máy xay sinh tố) thêm 2 muỗng canh mật ong, trộn đều, chia uống 3 lần trong ngày.
Trị u xơ tiền liệt tuyến:
Công dụng của cây chùm ngây là rất đáng kể đến khi có khả năng trị u xơ tiền liệt tuyến – một căn bệnh nguy hiểm mà nam giới khó tránh khỏi. Dưới đây là cách trị u xơ tiền liệt tuyết bằng chùm ngây rất hữu ích:
Rễ Chùm ngây tươi 100 g
Lá Trinh nữ hoàng cung tươi 80 g (hoặc rễ Chùm ngây khô 30 g lá Trinh nữ hoàng cung khô 20 g).
Nấu với 2 lít nước còn lại nửa lít.
Uống 3 lần trong ngày.
Phòng ngừa loãng xương:
Với hàm lượng canxi và magie phong phú, cây chùm ngây trở thành một trong những loại thực vật có tác dụng tốt cho xương của bạn nếu bạn bổ sung chúng qua ăn uống hoặc dùng để pha trà. Canxi là dưỡng chất cần thiết để xây dựng xương và răng, còn magiê lại giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Vì cây chùm ngây chứa nhiều cả hai dưỡng chất này này nên nó đặc biệt tốt cho bạn trong việc phòng ngừa bệnh loãng xương và các bệnh về xương khác.
Tốt cho da:
Chùm ngây chứa cytokinin – một loại kích thích tố thực vật tạo ra phân chia tế bào, tăng trưởng, và làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy Moringa YSP sản xuất đặc tính chống lão hóa ở người.
Xem thêm: Mẹo làm đẹp với chùm ngây đơn giản mà cho hiệu quả cao
Trị cảm sốt, ban sởi trẻ em và trị tiểu nhắt, viêm đường tiểu.
– Lá chùm ngây 1 nắm.
– Dây miểng bát 1 nắm.
– Cây cỏ mực 1 nắm.
– Cỏ mần chầu 1 nắm.
Tất cả xắt nhỏ, sao vàng, sắc uống ngày 1 thang.
Những lưu ý khi sử dụng cây chùm ngây
Sử dụng và sấy lá chùm ngây lúc còn tươi:
Nên sử dụng lá tươi, tốt nhất là vừa tuốt ra khỏi cây, lá non ăn mềm hơn lá già nhưng hăng hơn và kém bùi hơn lá già. Nếu bảo quản tủ lạnh không nên để lâu, và phải bọc kín để tránh bay hơi nước khiến lá héo già và mất chất dinh dưỡng. Nếu nhiều lá không dùng hết ngay thì nên phơi khô trong bóng râm, nơi thoáng gió, sau đó xay thành bột khô, trộn với bột gạo, đỗ.. nấu cho trẻ ăn. Cây chùm ngây sau khi thu hái khỏi cành chỉ nên áp dụng công nghệ sấy lạnh, phơi khô trước 12 giờ.
Không nên ăn quá nhiều chùm ngây:
Công dụng của cây chùm ngây rất lớn bởi hàm lượng dinh dưỡng cao mà nó mang lại. Tuy nhiên, hàm lượng vitamin C và canxi có trong lá khá cao, nên nếu ăn quá nhiều rau chùm ngây có thể dẫn đến thừa vitamin C (có thể bị viêm loét dạ dày, tiêu chảy và đau bụng, ngoài ra còn có thể đọng oxalate, urat dễ gây sỏi thận), thừa canxi (gây buồn nôn, mệt mỏi; giảm hấp thu chất dinh dưỡng; ảnh hưởng đến đường tiêu hóa,…), không có lợi cho sức khỏe.
Phụ nữ đang mang thai không được ăn chùm ngây:
Khi có thai, hormon thai nghén là progesterone bài tiết làm mềm tử cung khiến cơ tử cung không co bóp. Còn alpha-sitosterol trong rau chùm ngây gây co cơ trơn tử cung và làm sẩy thai. Vì thế, người đang mang thai giai đoạn đầu không nên sử dụng chùm ngây để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Xem thêm: Nguyên nhân và bằng chứng Cây chùm ngây gây vô sinh
Hạn chế ăn chùm ngây vào buổi tối và tránh ăn quá nhiều:
Vitamin C có trong chùm ngây có thể khiến thần kinh của bạn hưng phấn vào lúc bạn cần nghỉ ngơi, vì thế không nên ăn rau chùm ngây buổi tối để tránh bị mất ngủ, trằn trọc.
Cho gia vị vừa phải:
Thường khi nấu canh hay chế biến các món ăn khác với chùm ngày chỉ cần nêm một chút muối và hạt nêm. Muốn giữ vitamin thì nên đun canh, cháo, bột sôi chín thì cho lá chùm ngây xay nhỏ vào. Nếu là lá non thì sôi lại là được, nếu lá già hơn thì phải đun lâu 1 chút.
Như vậy là chúng ta vừa đi hết chặng đường tìm hiểu về Công dụng của cây chùm ngây – khám phá mới giúp bạn có sức khỏe tốt hơn. Việc phát hiện ra công dụng của cây chùm ngây được xem như là bước ngoặc lớn cho sức khỏe con người, giúp chúng ta có cơ hội để cải thiện sức khỏe nhiều hơn và đẩy lùi được nhiều bệnh tật hơn. Tuy nhiên, về loài cây này, còn rất nhiều vấn đề cần được chúng ta tìm hiểu kỹ hơn. Hãy cùng Chùm ngây dược liệu khám phá mọi vấn đề xoay quanh cây chùm ngây tại website này nào.
Xem thêm:
Tổng hợp