Bài thuốc từ chùm ngây

Nguyên nhân và bằng chứng Cây chùm ngây gây vô sinh

Công dụng của cây chùm ngây là rất lớn đối với con người. Tuy nhiên, chẳng điều gì là hoàn thiện, kể cả loài cây thần diệu này, khi mà người ta luôn rỉ tai nhau rằng: cây chùm ngây gây vô sinh. Để làm rõ vấn đề này, Chùm ngây dược liệu đã tìm hiểu và sau đây chúng tôi xin được đưa ra Nguyên nhân và bằng chứng Cây chùm ngây gây vô sinh ngay tại bài viết này.

Nguyên nhân và bằng chứng Cây chùm ngây gây vô sinh
Nguyên nhân và bằng chứng Cây chùm ngây gây vô sinh

Sơ lược về cây chùm ngây

Tên khoa học: Moringa pterygosperma Geartn (M.oleifera Lam., M.zeylanica Pers.)

Tên khác: Bồn bồn, cải ngựa

Tên nước ngoài: Drum – stick plant, horse – radish tree, ben seed (Anh); moringe à graine ailée, bois néphrétique (Pháp).

Họ: Chùm ngây (Moringaceae).

Mô tả thực vật

Cây gỗ nhỏ hoặc nhỡ, cao 5 – 10 m. Thân non có long. Lá kép lông chim 3 lần, mọc so le, dài 30 – 60 cm, lá chét 6 – 9 đôi mọc đối, hình tròn hay trái xoan, dài 12 – 20 mm, rộng 6 – 10 mm, màu lục nhạt, mông mốc, nhẵn; bẹ lá ôm thân; cuống lá kép, mảnh tày lên ở gốc.

Cụm hoa là một chùy; lá bắc nhỏ; hoa to màu trắng, có dáng giống hoa họ Đậu; 5 lá đài hình mũi mác, uốn cong, có lông ở mặt ngoài; 5 cánh hoa hình thìa, có đốm; 5 nhị hữu thụ, xen kẽ với 5 – 7 nhị lép, chỉ nhị có lông ở gốc; bầu thuôn có lông.

Qua nang, có tiết diện tam giác dài 25 – 50 cm, có khi hơn, rộng 2 cm, khi chin nứt thành ba mảnh; hạt nhiều, hình 3 cạnh dẹt, đường kính 1 cm, có cánh mỏng bao quanh.

Mùa hoa quả: Tháng 1 – 3.

Phân bố và nơi mọc: Cây được trồng phổ biến ở Nha Trang, Bình Thuận, đảo Phú Quốc.

Bộ phận dùng: Rễ, vỏ thân, gôm (chích từ thân cây) và dầu (ép từ hạt).

Thành phần hóa học

Thân, cành và vỏ rễ chùm ngây chứa moringin, motinginin. Lá tươi chứa chất đạm(6,3%), chất béo (1,7%), đường (8%), chất khoáng (3,75%), phosphor, natri, calci, magne, sắt, 6.250 UI% vitamin A, 0,3 mg% vitamin B2, 110 mg vitamin C (theo tài liệu nước ngoài).

Công dụng

Cây thực phẩm chủ yếu của Ấn Độ và Châu Phi. Ở Việt Nam, lá cũng được làm rau ăn. Rễ, vỏ thân làm giảm đau, hoa kích thích kích dục, thuốc bồi bổ sức khỏe phụ nữ sau sinh, gôm và dầu hạt có tác dụng gây sẩy thai theo kinh nghiệm dân gian.


Xem chi tiết công dụng cây chùm ngây cũng như các bài thuốc từ cây chùm ngây: Công dụng của cây chùm ngây – khám phá mới giúp bạn có sức khỏe tốt hơn


Tác dụng dược lý

Dựa theo tài liệu Ấn Độ về tác dụng hạn chế sinh sản trên chuột, kết quả dưới bảng này sẽ cho chúng ta biết được cây chùm ngây gây vô sinh hay là không.

Dược liệu Dung môi Liều uống (mg/kg) Số ngày dùng thuốc sau ghép Động vật thí nghiệm Tác dụng gây sẩy thai
Thai kỳ đầu (% sẩy) Thai kỳ sau(% sẩy)
Rễ chùm ngây Cồn 50% 200 1 – 7 6 chuột 60%
Benzen 200 1 – 7 6 chuột 0%
Rễ chùm ngây Cồn 50% 200 12 14 6 chuột 0%

Thấy rằng rễ chùm ngây với dịch cao cồn 50% có tác dụng gây sẩy thai 60% ở thai kỳ đầu.

Rễ cây chùm ngây
Rễ cây chùm ngây

Độc tính: chưa có số liệu chính xác, song nhân dân các tỉnh Nam Trung bộ, quen trồng cây chùm ngây trong các vườn làm rau ăn. Nụ hoa chùm ngây có tác dụng chống loét dạ dày (Akhtar A.H., Pakistan).

Nhận xét: Cây chùm ngây là một loại dược liệu gần gũi với phụ nữ, sẳn ở quanh nhà, trong vườn. Nếu được nghiên cứu sâu hơn, chùm ngây có thể trở thành một dược liệt tốt cho công tác sức khỏe sinh sản phụ nữ.

Nhìn chung, chùm ngây là loài cây rất tốt đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai còn trong giai đoạn thai kỳ đầu tuyệt đối không được dùng cây chùm ngây, vì khả năng cây chùm ngây gây vô sinh là rất cao.

Mọi thông tin đều được trích dẫn từ sách: 101 cây thuốc với sức khỏe sinh sản phụ nữ (2003) của GS.TSKH Trương Thị Thọ và DSCK II Đỗ Huy Bích (NXB Khoa học và kỹ thuật).

Bạn cũng quan tâm: